Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  SPECT CHẨN ĐOÁN KHỐI U VỚI 111In-PENTETREOTID

SPECT CHẨN ĐOÁN KHỐI U VỚI 111In-PENTETREOTID

Quyết định số: 705/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 28/02/2014 12:00

Đại cương

Là ghi hình đặc hiệu: sự có mặt của các receptor (chất nhận đặc hiệu) trên màng tế bào của các loại tế bào khối u nhất định đã gợi ý sản xuất ra các thuốc phóng xạ liên kết đặc hiệu với chúng. 111In-Pentetreotid tập trung cao ở các khối u có receptor somatostatin như khối u dạ dày, khối u nội tiết thần kinh, u phổi tế bào nhỏ. Sau khi tiêm tĩnh mạch thuốc phóng xạ nhanh chóng tập trung vào khối u, phần còn lại trong máu tuần hoàn được đào thải rất nhanh qua thận, gan, do đó tạo ra sự tương phản cao giữa khối u và các tổ chức xung quanh.

Chỉ định điều trị

Phát hiện và định vị các khối u có receptor somastatin như khối u dạ dày, khối u nội tiết thần kinh, khối u hạch, u phổi tế bào nhỏ, u não.

Chống chỉ định

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Người bệnh suy thận nặng

Chuẩn bị

1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
- Điều dưỡng Y học hạt nhân
- Cán bộ hóa dược phóng xạ
- Cán bộ an toàn bức xạ
- Kỹ thuật viên Y học hạt nhân
2. Phương tiện, thuốc phóng xạ
- Máy ghi đo: máy Gamma Camera SPECT, SPECT/CT có trường nhìn rộng,bao định hướngnăng lượng thấp, đa mục đích, độ phân giải cao. Máy chuẩn liều bức xạ gamma, máy đo rà bức xạ gamma.
- Thuốc phóng xạ:
Hợp chất đánh dấu: Octreotid dạng dung dịch.
Đồng vị phóng xạ: 111In: T1/2 = 2,8 ngày; phát tia gamma với E = 173 keV và 247 keV.
Liều dùng: 6mCi (222 MBq), tiêm tĩnh mạch.
3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao
- Bơm tiêm 1ml, 3ml, 5ml, 10ml.
- Kim lấy thuốc, kim tiêm.

- Bông, cồn, băng dính.
- Găng tay, khẩu trang, mũ, áo choàng y tế.
- Áo chì, kính chì, cái bọc bơm tiêm bằng chì, liều kế cá nhân.
4. Chuẩn bị người bệnh
- Người bệnh nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm 4-8 giờ, được giải thích về quy trình kỹ thuật sẽ thực hiện để phối hợp.
- Dặn người bệnh uống nhiều nước sau tiêm thuốc phóng xạ
 

Các bước tiến hành

- Tiêm tĩnh mạch 6mCithuốc phóng xạ111In – Octreotid.
- Tiến hành ghi hình sau tiêm 4 giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ.
- Ghi hình tĩnh vùng bụng các tư thế: 500 Kcounts hoặc 15 phút/hình
- Xạ hình toàn thân 2 bình diện trước sau
- SPECT: 360o, 64 bước dừng, 45-60 giây/bước, matrix 64x64
 

Tai biến và xử trí

1. Hình ảnh bình thường
Thuốc phóng xạ phân bố đồng đều trong các cơ quan nếu không có khối u. sự phân bố này thay đổi theo từng thời gian ghi hình. Có thể thấy thuốc phóng xạ ở gan, lách, thận, bàng quang. Tuyến yên và tuyến giáp thấy sau 24 giờ.
2. Hình ảnh bệnh lý
Trong trường hợp có khối u, mức tập trung thuốc phóng xạ tại khối u tăng cao. Ghi hình u phổi tế bào nhỏ, u não và u hạch có độ nhạy tới 80%.
VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Kỹ thuật ghi hình an toàn, hầu như không có tai biến gì trong và sau chụp hình.
- Người bệnh dị ứng với thuốc phóng xạ: rất hiếm gặp. Xử trí: dùng thuốc chống dị ứng, tuỳ mức độ.