Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT TỤ MỦ DƯỚI MÀNG CỨNG
- PHẪU THUẬT THAY BỘ PHÁT KÍCH THÍCH ĐIỆN CỰC THẦN KINH, ĐẶT DƯỚI DA
- PHẪU THUẬT SINH THIẾT TỔN THƯƠNG NỘI SỌ CÓ ĐỊNH VỊ DẪN ĐƯỜNG
- PHẪU THUẬT NỐI ĐỘNG MẠCH TRONG-NGOÀI SỌ
- PHẪU THUẬT MỞ THÔNG NÃO THẤT, NANG DƯỚI NHỆN QUA MỞ NẮP SỌ
- PHẪU THUẬT MỞ CUNG SAU ĐỐT SỐNG ĐƠN THUẦN KẾT HỢP VỚI TẠO HÌNH MÀNG CỨNG TUỶ
- PHẪU THUẬT LẤY MÁU TỤ TRONG NÃO THẤT
- PHẪU THUẬT LẤY MÁU TỤ NGOÀI MÀNG CỨNG TRÊN LỀU TIỂU NÃO
- PHẪU THUẬT LẤY MÁU TỤ NGOÀI MÀNG CỨNG NHIỀU VỊ TRÍ TRÊN LỀU TIỂU NÃO VÀ/HOẶC DƯỚI LỀU TIỂU NÃO
- PHẪU THUẬT LẤY MÁU TỤ NGOÀI MÀNG CỨNG DƯỚI LỀU TIỂU NÃO (HỐ SAU)
PHẪU THUẬT LẤY MÁU TỤ QUANH Ổ MẮT SAU CTSN
Quyết định số: 11/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00
Đại cương
Chấn thương sọ não là một trong các cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất. Người bệnh thường nhập viện trong bệnh cảnh đa chấn thương, trong đó các tổn thương phối hợp hay gặp nhất là chấn thương hàm mặt, chấn thương mắt và chấn thương cột sống cổ. Trong các tổn thương trên thì chấn thương mắt thường ít được quan tâm đúng mức vì không trực tiếp đe dọa tính mạng người bệnh, tuy nhiên có thể để lại di chứng nặng nề, thậm chí mù lòa. Tất cả các thành phần của mắt đều có thể bị tổn thương (mi và lệ bộ, giác mạc, củng mạc, thủy tinh thể…), trong đó tổn thương vỡ thành xương hốc mắt gây máu tụ chén ép thần kinh thị giác hoặc tăng áp lực hốc mắt cấp tính làm thị lực giảm trầm trọng hoặc mất, đòi hỏi phái được phát hiện và xử lý sớm.
Mã ICD 9:16.8
Chỉ định điều trị
Chấn thương sọ não vùng nền sọ - trần ổ mắt mà thị lực người bệnh có dấu hiệu giảm thị lực sau chấn thương, trên phim cắt lớp vi tính thấy rõ hình ảnh vỡ các thành ổ mắt và khối máu tụ quanh ổ mắt.
Chống chỉ định
- Chết não
- Ngừng thở, ngừng tim
- Người bệnh đã được chẩn đoán vỡ nhãn cầu mất hoàn toàn thị lực sau chấn thương (thường do đứt thần kinh thị giác).
- Chống chỉ định tương đối với các người bệnh già yếu, có nhiều bệnh lý phối hợp (suy tim, đái tháo đường, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch) hoặc các người bệnh rối loạn đông máu.Ị
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- PTV chính: Phẫu thuật viên thần kinh
- PTV phụ mổ: 2
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh, các nguy cơ, tai biến trước, trong và sau mổ do phẫu thuật, do gây mê hồi sức, do cơ địa hoặc các bệnh lý mạn tính của người bệnh.
- Xét nghiệm thường quy: công thức máu, đông máu cơ bản, sinh hoá
- Chụp cắt lớp vi tính sọ não không tiêm thuốc cản quang.
- Duy trì tình trạng hô hấp, huyết động, theo dõi sát tình trạng lâm sàng.
- Điều chỉnh các rối loạn do các bệnh lý mạn tính: Tăng huyết áp, rối loạn đông máu, đái tháo đường…
3. Phương tiện
- Móng ngựa hoặc gá đầu, billot, dao điện lưỡng cực và đơn cực, hệ thống hút, khoan máy, bộ dụng cụ phẫu thuật sọ não cơ bản.
- Vật tư tiêu hao: Găng tay, toan, áo, opsite, dao mổ, syringe, chỉ khâu, sáp sọ, surgicel, spongel, dẫn lưu áp lực âm, bông sọ, gạc, băng cuộn.
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90-120 phút
Các bước tiến hành
1. Tư thế: Nằm ngửa, nghiêng và/hoặc nằm sấp tùy theo vị trí các khối máu tụ, đầu được kê trên gối, móng ngựa hoặc khung gá đầu.
2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật
- Bước 1: Xác định đường rạch da (đường chân tóc hoặc cung mafy0, sát trùng, gây tê, trải toan vô khuẩn.
- Bước 2: Rạch da, tách cân cơ.
- Bước 3: Khoan mở nắp sọ và/ hoặc mở các thành hốc mắt bằng cò súng. Mở ống thị giác nếu cần thiết.
- Bước 4: Lấy máu tụ, cầm máu, khâu treo màng cứng.
- Bước 5: Đặt lại xương sọ (nếu mở nắp sọ), đóng cân cơ, đặt dẫn lưu, đóng vết mổ.
Tai biến và xử trí
1. Theo dõi: Các dấu hiệu sinh tồn, dẫn lưu, tri giác, dấu hiệu thần kinh khu trú
2. Các biến chứng sau mổ có thể xảy ra
- Máu tụ tái phát, nhiễm trùng, phù não, rò dịch não tuỷ, động kinh...
- Nguyên tắc xử lý: theo dõi sát người bệnh, xử lý kịp thời tuỳ theo biến chứng xảy ra.