Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  PHẪU THUẬT MỞ CUNG SAU ĐỐT SỐNG ĐƠN THUẦN KẾT HỢP VỚI TẠO HÌNH MÀNG CỨNG TUỶ

PHẪU THUẬT MỞ CUNG SAU ĐỐT SỐNG ĐƠN THUẦN KẾT HỢP VỚI TẠO HÌNH MÀNG CỨNG TUỶ

Quyết định số: 11/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00

Đại cương

Phẫu thuật bao gồm mở cung sau đốt sống và tạo hình màng cứng tuỷ để giải ép thần kinh

Chỉ định điều trị

Điều trị các thương tổn dưới màng cứng ngoài tuỷ (u màng tuỷ, u rễ thần kinh) và dưới màng cứng trong tuỷ (u thần kinh đệm, u màng nội tuỷ).

Chống chỉ định

- Mất vững cột sống cần phối hợp cố định cột sống
- Bệnh lý đông máu hoặc giảm tiểu cầu
- Thể trạng suy kiệt, suy giảm miễn dịch hoặc nhiễm trùng xương, mô mềm tại vùng dự kiến mổ

Chuẩn bị

1. Người thực hiện
- Phẫu thuật viên thần kinh
- Số lượng: PTV chính: 1, phụ mổ: 2
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh, các nguy cơ, tai biến trong và sau mổ
- Xét nghiệm thường quy: công thức máu, đông máu cơ bản, sinh hoá
- Xquang, chụp cắt lớp vi tính và/hoặc cộng hưởng từ cột sống
- Kháng sinh trước mổ
3.    Phương tiện: gối độn, dao điện lưỡng cực và đơn cực, bộ đồ cột sống, khoan mài, C-arm
4.   Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 phút

Các bước tiến hành

1.   Tư thế: Nằm sấp, kê gối dưới đầu, ngực, khung chậu và cẳng chân
2.   Vô cảm: Gây mê nội khí quản
3.   Kỹ thuật
- Bước 1: Rạch da, tách khối cơ cạnh sống bộc lộ cung sau đốt sống 
- Bước 2: Kiểm tra vị trí đốt thương tổn dưới C-arm, mở cung sau đốt sống, cắt dây chằng vàng, bộc lộ màng tuỷ
- Bước 3: Mở màng tuỷ, tiếp cận và xử lý thương tổn dưới màng tuỷ
- Bước 4: Tạo hình màng tuỷ bằng cân cơ 
- Bước 5: Đặt dẫn lưu, đóng vết mổ

Tai biến và xử trí

1.   Theo dõi: Vết mổ, dấu hiệu thần kinh (liệt, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn)
2.   Các biến chứng sau mổ có thể xảy ra
- Máu tụ ngoài màng tuỷ, nhiễm trùng, mở nhầm đốt sống, mất vững cột sống, rò dịch não tuỷ
- Nguyên tắc xử lý: theo dõi sát người bệnh, xử lý kịp thời tuỳ theo biến chứng xảy ra