Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  PHẪU THUẬT ĐÓNG DỊ TẬT NỨT ĐỐT SỐNG (SPINA BIFIDA) KÈM THEO THOÁT VỊ MÀNG TỦY, BẰNG ĐƯỜNG VÀO PHÍA SAU

PHẪU THUẬT ĐÓNG DỊ TẬT NỨT ĐỐT SỐNG (SPINA BIFIDA) KÈM THEO THOÁT VỊ MÀNG TỦY, BẰNG ĐƯỜNG VÀO PHÍA SAU

Quyết định số: 11/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00

Đại cương

Thoát vị màng tủy (TVMT/myelomeningocel) thuộc nhóm bệnh gai sống cột sống (nứt đốt sống). Dị tật gai đôi cột sống gồm hai dị tật chính là TVTMT và thoát vị màng tủy (TVMT /Meningocele). Đặc trưng bệnh là thiếu hụt cung sau đốt sống tương ứng, khối thoát vị gồm màng tủybị lộ ra ngoài da dưới dạng nang, hoặc không thoát vị ra ngoài (dạng kín đáo spina bifida occulta). Bệnh thường có tiên lượng tốt hơn so với thoát vị tủy màng tủy.
 Quan điểm hiện nay đối với điều trị phẫu thuật là phương pháp chính. Các nghiên cứu sửa chữa dị tật ngay từ khi trẻ còn trong tử cung khoảng tuần thứ 28 đang được nghiên cứu áp dụng ở nhiều nước tiên tiến. Bài này tập chung vào phẫu thuật sau sinh mục đích: tạo hình ống thần kinh, bảo vệ chức năng thần kinh bên dưới.

Chỉ định điều trị

- Trẻ được chẩn đoán thoát vị màng tủy
- Sau tháng thứ 4 khi trẻ có điều kiện gây mê tốt hơn

Chống chỉ định

- TVMT phối hợp các dị tật di truyền nặng khác,ít khả năng sống
- Các chống chỉ định gây mê toàn thân 

Chuẩn bị

1. Người thực hiện
- Bác sĩ phẫu thuật viên
- Bác sĩ phụ mổ
- Kíp gây mê
2. Người bệnh: Chuẩn bị đường truyền tốt, truyền các dịch bằng bơm máy điện
3. Phương tiện
- Dụng cụ phẫu thuật thần kinh cơ bản
- Kính vi phẫu
4. Dự kiến thời gian mổ: Khoảng 180 phút

Các bước tiến hành

1.Tư thế: Nằm sấp
2.Vô cảm: Mê mội khí quản
3.Kỹ thuật: Có 4 thì
Thì 1: Chuẩn bị tư thế người bệnh
Người bệnh nằm sấp
- Kê, độn ngực và hông bằng miếng lót mềm hoặc silicon
- Trải toan, sát khuẩn vết mổ da xung quanh và khối thoát vị 
Thì 2: Bộc lộ, đánh giá tổn thương(hình a)
- Sử dụng kính vi phẫu thì đầu
- Rạch da hình elip quanh nang thoát vị, chiều dài hình elip theo hướng đầu-chân, không rạch hay phá vào nang
- Bộc lộ, bóc tách đến cổ thoát vị. Thường thì cổ khối thoát vị sẽ nhỏ và thắt lại hơn so với đáy.
- Nếu cần thiết có thể mở thêm cung sau 1-2 đốt trên và dưới để bộc lộ màng tủy lành, động. 
Thì 3: Tạo hình, đóng màng tủy(hình b,c,d)
- Kiểm tra kích thước chu vi cổ nang thoát vị
- Khâu lại cổ màng tủy, khâu kín chỉ tự tiêu 5.0
- Cắt bỏ phần nang thừa 
Thì 4: Đóng vết mổ
- Bóc tách sang hai bên mép vết mổ để được 2 lớp, lớp cân cơ và da
- Đóng riêng biệt hai lớp, lớp cân cơ bằng chỉ tự tiêu
- Đóng đảm bảo không bị căng
- Không đặt dẫn lưu

Tai biến và xử trí

1.Theo dõi
- Bệnh nhi được theo dõi toàn trạng tại phòng hồi sức
- Chăm sóc tích cực, nâng cao thể trạng, nuôi dưỡng và kháng sinh, giảm đau, thay băng vết mổ
2.Các biến chứng sau mổ có thể xảy ra
- Nhiễm trùng vết mổ: tích cực cho trẻ nằm nghiêng
- Dò dịch não tủy: có thể gây viêm màng não  
- Tổn thương rễ thần kinh