Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  PHẪU THUẬT ĐÓNG ĐƯỜNG DÒ DỊCH NÃO TỦY HOẶC MỘT THOÁT VỊ MÀNG TỦY SAU MỔ TỦY SỐNG

PHẪU THUẬT ĐÓNG ĐƯỜNG DÒ DỊCH NÃO TỦY HOẶC MỘT THOÁT VỊ MÀNG TỦY SAU MỔ TỦY SỐNG

Quyết định số: 11/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00

Đại cương

Các phẫu thuật cột sống bao gồm phẫu thuật thoát vị, mở cung sau, giải ép, chấn thương, hàn xương.., đều có ngu cơ tai biến dò dịch não tủy sau mổ. Dò sớm sau mổ khii dịch chảy trực tiếp qua miệng vết thương. Trường hợp muộn hơn khi da đã lành, có thể gây ra các túi phình chứa dịch não tủy tạo thành khối đẩy lồi da.
Các trường hợp rò dịch não tủy cần được phẫu thuật sửa chữa, và lại chỗ dò. Có nhiều kỹ thuật và phương pháp mổ khác nhau. Kỹ thuật đóng kín màng cứng tủy là cơ bản nhất, có thể đóng trực tiếp hay tạo hình. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể đóng được màng cứng trong trường hợp các phẫu thuật cột sống phía trước vùng cổ chẳng hạn. Hiện nay, những phương pháp mới được nghiên cứu ứng dụng như dẫn lưu giảm áp lực dịch não tủy khoang dưới nhện, tạo áp lực lên khoang ngoài màng cứng tủy hay đảo dòng chảy dịch não tủy.Phạm vi bài này trình bày kỹ thuật đóng đường dò dịch não tủy lối sau cơ bản và thông dụng nhất. Các vị trí cơ thể là cột sống cổ, cột sống ngực hay cột sống thắt lưng.

Chỉ định điều trị

- Dò dịch não tủy sau mổ, điều trị nội khoa không kết quả
- Dò tái phát nhiều lần
- Dò gây viêm màng não và nguy cơ viêm màng não

Chống chỉ định

Chống chỉ định trường hợp đang có bệnh lý nhiễm trùng nặng toàn thân

Chuẩn bị

1. Người thực hiện
- Bác sĩ phẫu thuật viên thần kinh
- Bác sĩ phụ mổ
- Nhóm bác sĩ, nhân viên gây mê + phòng mổ
2. Người bệnh
- Vệ sinh, thụt tháo
- Đánh vết mổ
3. Phương tiện
- Các dụng cụ mổ thần kinh, cột sống cơ bản
- Kính vi phẫu
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 120 phút

Các bước tiến hành

1.Tư thế
- Người bệnh nằm sấp
- Kê ngực, hông
2.Vô cảm: Mê nội khí quản
3.Kỹ thuật
Thì 1: Mở vết thương, đánh giá tổn thương
- Người bệnh nằm sấp
- Sát khuẩn, trải toan 
- Chuẩn bị chỗ rạch mặt ngoài đùi (lấy mỡ và cân cơ khi cần)
- Rạch da theo sẹo cũ, mở rộng lên trân và xuống dưới
- Phẫu tích đi theo lỗ dò tìm đến màng cứng chỗ rách
- Trường hợp có nang thì cũng là giả nang, không có thành nang thực sự
- Mở rộng hoặc mở thêm cung sau để bộc lộ chỗ dò cho thuận lợi thao tác
Thì 2: Vá màng cứng tủy
- Đặt kính vi phẫu thao tác
- Lấy bỏ các nguyên nhân nếu có: gai xương..
- Kiểm tra tình trạng lỗ dò
+ Lỗ dò dưới 3mm: khâu trực tiếp bằng chỉ 7.0 đến 5.0 tự tiêu
+ Lỗ dò lớn hơn 3 mm có thể dùng các vật liệu cân cơ thự thân, miếng và GORE-TEX nhân tạo, tạo hình lại lỗ rò. Làm mất các khoảng trống bằng cách đặt thêm mỡ tự thân hay keo sinh học 
Thì 3:Đóng vết mổ
- Bóc tách rộng hai bên vết mổ để khâu đủ 3 lớp
- Lớp cơ :khâu ép bằng chỉ tiêu 1.0 
- Lớp cân: khâu kín bằng chỉ tiêu 2.0
- Lớp dưới da : khâu chỉ tự tiêu 2.0
- Lớp da: khâu chỉ dafilon 3.0
- Đặt dẫn dịch não tủy tầng trên chỗ vátùy thuộc đánh giá trong mổ:
- Trường hợp dò nhỏ, khâu lại tốt thì không cần đặt dẫn lưu dịch não tủy ra ngoài
- Trường hợp không và được hoặc vết rò rộng, nhiều nguy cơ: đặt dẫn lưu dịch não tủy thắt lưng (tránh vị trí mổ), để lưu 5- 7 ngày.

Tai biến và xử trí

1.Theo dõi
- Toàn thân
- Sốt, nhiễm trùng
- Dò vết mổ
- Chăm sóc vết mổ
- Nằm đầu bằng
- Khuyến khích nằm sấp, nằm nghiêng
- Dùng lợi tiểu Diamox 250mg, 4 viên/ ngày/3-5 ngày
2.Các biến chứng sau mổ có thể xảy ra
- Dò tái phát: 5-9%
- Đau đầu: do mất dịch não tủy
- Sốt, viêm màng não