Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT TỤ MỦ DƯỚI MÀNG CỨNG
- PHẪU THUẬT THAY BỘ PHÁT KÍCH THÍCH ĐIỆN CỰC THẦN KINH, ĐẶT DƯỚI DA
- PHẪU THUẬT SINH THIẾT TỔN THƯƠNG NỘI SỌ CÓ ĐỊNH VỊ DẪN ĐƯỜNG
- PHẪU THUẬT NỐI ĐỘNG MẠCH TRONG-NGOÀI SỌ
- PHẪU THUẬT MỞ THÔNG NÃO THẤT, NANG DƯỚI NHỆN QUA MỞ NẮP SỌ
- PHẪU THUẬT MỞ CUNG SAU ĐỐT SỐNG ĐƠN THUẦN KẾT HỢP VỚI TẠO HÌNH MÀNG CỨNG TUỶ
- PHẪU THUẬT LẤY MÁU TỤ TRONG NÃO THẤT
- PHẪU THUẬT LẤY MÁU TỤ QUANH Ổ MẮT SAU CTSN
- PHẪU THUẬT LẤY MÁU TỤ NGOÀI MÀNG CỨNG TRÊN LỀU TIỂU NÃO
- PHẪU THUẬT LẤY MÁU TỤ NGOÀI MÀNG CỨNG NHIỀU VỊ TRÍ TRÊN LỀU TIỂU NÃO VÀ/HOẶC DƯỚI LỀU TIỂU NÃO
PHẪU THUẬT ÁP XE NGOÀI MÀNG TỦY
Quyết định số: 5590/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 13/12/2017 12:00
Đại cương
Áp xe ngoài màng tủy là bệnh do khối mủ nằm giữa khoang ngoài màng tủy và ống sống. Nguyên nhân của bệnh do các bệnh nhiễm trùng như lao cột sống, nhiễm trùng sau phẫu thuật cột sống, châm cứu cột sống, nhiễm khuẩn huyết. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực sẽ dẫn đến nguy cơ gây liệt và tàn phế do liệt không được hồi phục.
Chỉ định điều trị
- Tổn thương chèn ép trên 4 đốt sống
- Người bệnh có tổn thương lan rộng có triệu chứng liệt và giảm cảm giác.
Chống chỉ định
Người bệnh rối loạn đông máu nặng, không đảm bảo gây mê
Chuẩn bị
1. Người thực hiện:
Kíp mổ khoảng 7 người: phẫu thuật viên, phụ mổ. Bác sỹ gây mê, phụ mê, dụng cụ viên, chạy ngoài, hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án: xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm máu, bạch cầu…
- Người bệnh nhịn ăn uống, thụt tháo từ ngày hôm trước.
- Người bệnh và gia đình được giải thích trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ mổ tuỷ sống cơ bản, kèm theo thìa nạo viêm (curette), oxy già, dẫn lưu kín.
- Kính vi phẫu
- Khoan mài, cắt xương cột sống kèm mũi khoan chuyên dụng
- Vật liệu cầm máu
Các bước tiến hành
1. Tư thế: Tư thế bộc lộ vết mổ rõ nhất, thuận lợi cho phẫu thuật viên.
2. Vô cảm: Mê nội khí quản.
3. Kỹ thuật:
- Bước 1: Rạch da
+ Dựa trên tổn thương trên phim Xquang, phim cộng hưởng từ
+ Bóc tách cân cơ vào ổ áp xe
- Bước 2: Đánh giá
+ Đánh giá thương tổn: vị trí, mức độ, bề rộng, độ sâu
+ Quyết định xử lý: tùy theo thương tổn
- Bước 3: Xử lý thương tổn
+ Cắt lọc tổ chức hoại tử: cắt lọc đến tổ chức lành
+ Phá bỏ các đường rò, ngóc ngách
+ Lấy bỏ hoàn toàn mủ, tổ chức hoại tử làm xét nghiệm vi sinh.
+ Lấy bỏ dị vật: phương tiện kết hợp xương, dị vật…
+ Mở rộng rãi
+ Bơm rửa nhiều nước, oxy già, nước sát khuẩn.
- Bước 4:
+ Đóng vết mổ da thừa, có thể phải để hở
+ Dẫn lưu rộng rãi
+ Có thể dẫn lưu hút liên tục
Tai biến và xử trí
1. Theo dõi
- Toàn trạng, mạch, huyết áp
- Vết mổ: chảy máu, mủ, dịch…
- Chăm sóc thay băng hàng ngày, có thể thay băng nhiều lần/ngày
2. Xử trí tai biến
- Chảy máu: băng ép, có thể mổ lại
- Nhiễm khuẩn: thay băng tốt, dùng kháng sinh đồ.